Một mùa World Cup nữa lại về. 32 đội tuyển quốc gia xuất sắc nhất thế giới cùng nhau tranh đấu với giấc mơ đem chiếc cúp vô địch có khắc tên tổ quốc dưới đáy về cho đất nước. Có thể các fan bóng đá chưa biết, chiếc cúp vàng FIFA World Cup hiện nay không phải là phiên bản đầu tiên của giải đấu này. Cùng Vegas79 tìm hiểu về lịch sử chiếc cúp nhé.
Cúp Jules Rimet
Song hành với kì World Cup đầu tiên, chiếc cúp ra đời năm 1930 do nhà điêu khắc người pháp Joseph Abel Lafleur thiết kế mang tên cúp Victory. Cúp cao 35cm, nặng 3.8kg, được làm bằng bạc mạ vàng và phần đế được làm từ ngọc lưu ly. Cúp mang hình dáng của Nữ thần Chiến Thắng Hy Lạp NIKI đang nâng đỡ một chén bát giác.
Cúp Victory được chính thức đặt lại tên là cúp Jules Rimet vào năm 1946 để tôn vinh Jules Rimet – chủ tịch thứ 3 của FIFA – người đã chiến thắng cuộc bỏ phiếu năm 1929 để khai sinh ra World Cup.
Năm 1966 lần đầu tiên chiếc cúp bị đánh cắp, tên trộm gửi thư yêu cầu khoản tiền chuộc 19000 USD. Tên trộm bị bắt một cách dễ dàng không lâu sau đó khi đang thực hiện giao dịch tiền chuộc. Chiếc cúp được tìm thấy hi hữu bởi một chú chó tên Pickles, mang về món tiền thưởng 8000 USD cho chú và người chủ David.
Năm 1970, Brazil dành chức vô địch World Cup lần thứ 3, trở thành quốc gia đầu tiên được quyền sở hữu bản gốc chiếc cúp Victory mãi mãi do quy định Jules Rimet đặc ra trước đó. Một đêm tháng 12 năm 1983, một nhóm trộm đã đột nhập tòa nhà, khống chế bảo vệ và nhanh chống rời đi với chiếc cúp. Thật không may, đến tận bây giờ tung tích của chiếc cúp vẫn chưa được tìm thấy. Trong cuốn kẻ trộm cúp Jules Rimet, Martin Atherton viết rằng “Chủ tịch liên đoàn bóng đá Brazil Giulitte Coutinho đã kêu gọi người dân, giá trị tinh thần của chiếc cúp lớn hơn nhiều so với giá trị thật, những tên trộm là những kẻ không có lòng yêu nước.
Cúp FIFA World Cup
Sau khi bản gốc chiếc cúp Jules Rimet được trao cho Brazil năm 1970, cùng năm đó, cuộc thi lựa chọn chiếc cúp thay thế đã được tổ chức bởi FIFA để chuẩn bị cho World Cup 1974. 53 mẫu do các nghệ sĩ điêu khắc tạo ra được gửi về từ 17 nước. tác phẩm của họa sĩ người Ý Silvio Gazzaniga đã được ủy ban bầu chọn. Chiếc cúp được đặt tên là Cúp FIFA World Cup, có biểu tượng 2 người đàn ông đang nâng đỡ địa cầu, cao 36.5cm, được làm từ 5kg vàng 18 carat với đế có đường kính 13cm gồm 2 lớp đá khổng tước.
Chiếc cúp được yêu cầu làm rỗng bởi nếu làm đặc thì chiếc cúp sẽ có trọng lượng lên đến 70 – 80kg, quá nặng để được giương cao. Như vậy, tính cả phần đá thì chiếc cúp chỉ nặng 6.175kg và có trị lên đến 200.000 USD. Chiếc cúp được khắc chữ nổi FIFA World Cup ở phần đế. Tên của nước có đội tuyển giành chức vô địch tại mỗi kì World Cup được khắc tại mặt đáy của cúp bằng tiếng của quốc gia đó. Ví dụ, nếu Việt Nam vô địch World Cup năm 2030 thì sẽ được khắc là 2030 Việt Nam chứ không phải 2030 Vietnam.
Luật vô địch 3 lần được giữ bản gốc cúp mãi mãi đã không còn nên đội vô địch chỉ được nhận bản sao mạ vàng. Phiên bản thật của chiếc cúp chỉ xuất hiện trong lễ bốc thăm chia bảng, trận chung kết World Cup hay các tour quảng bá. Kết thúc mỗi mùa World Cup, bản gốc của cúp vô địch sẽ được gửi về xưởng đúc Bertoni, Ý. Đây cũng là nơi trùng tu chiếc cúp thật và tạo ra bản sao cho mỗi kì World Cup. Phiên bản thứ 3 của cúp vàng FIFA dự tính sẽ được giới thiệu vào World Cup 2030 nhằm kĩ niệm 100 năm giải đấu được thành lập. Một nguyên nhân khác được cho là do có thể chiếc cúp cũ đã không còn chỗ để khắc thêm tên của đội vô địch được nữa.
Dĩ nhiên, không ai có thể chạm tay vào chiếc cúp. Quy định của FIFA chỉ cho phép nguyên thủ quốc gia và các thành viên đội vô địch mới có cơ hội đụng vào chiếc cúp thật. Điều này đồng nghĩa với việc hai siêu sao bóng đá hàng đầu thế giới Lionel Messi và Cristiano Ronaldo cũng chưa có vinh dự mục sở thị chiếc cúp và kỳ World Cup năm nay sẽ là cơ hội cuối cùng để họ thực hiện ước mơ này.
Xem thêm: Lịch thi đấu World Cup 2022
ĐẶT CƯỢC WORLD CUP TẠI VG79TOP